Nếu bạn thích khám phá những miền đất cổ mang đậm nét văn hóa, vẻ đẹp trâm mặc và hoài cổ và đang phân vân điểm dừng chân kế tiếp là nơi đâu? Kinh nghiệm du lịch Hội An Đà Nẵng là câu trả lời dành cho bạn đó. Đây là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử văn hóa va cách mạng, từng được biết đến trên thương trường quốc tế với nhiều tên gọi khác như Lâm ấp, Faifo Hoài Phố, Hội An… Do có đặc điểm địa lý vô cùng thuận lợi nên từ hơn 2000 năm trước, mảnh đất này đã tồn tại và phát triển nhưng vẫn còn giữ lại những gì vốn có như những ngày đầu tiên Hội An vừa mới được sinh ra
Từ thế kỷ II đến XIV, Hội An thuộc vùng đất Champa, với tên gọi Lâm ấp Phố, là cảng thị sầm uất và phát triển, thu hút nhiều thương gia Ả Rập, Ba Tư, Trung Quốc về đây buôn bán, trao đổi vật phẩm. Nhiều thư tịch cổ ghi nhận Chiêm cảng – Lâm ấp Phố đóng một vai trò cực kì quan trọng trong việc tạo nên sự hưng thịnh của khu di tích đền tháp Mỹ Sơn và kinh thanh Trà Kiệu. Những dấu tích còn sót lại như nền tháp Chăm, giếng nước Chăm và những pho tượng Chăm cùng những mảnh gốm sứ Trung Quốc, Ðại Việt, Trung Ðông thế kỷ II-XIV được lấy lên từ lòng đất càng sáng tỏ giả thuyết từng có một Lâm Ấp Phố (thời Chăm Pa) trước Hội An (thời Ðại Việt), từng tồn tại một Chiêm cảng với sự phát triển thịnh vượng, phồn vinh.
Xem thêm: 9 lý do khiến bạn không nên đi du lịch Hội An
Do những biến động của lịch sử vùng đất này cũng đã bị lãng quên trong khoảng thời gian vài thế kỷ. Nhờ môi trường sông nước thuận lợi, cộng với nhiều yếu tố nội, ngoại sinh khác, từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19, đô thị – thương cảng Hội An được tái sinh một lần nữa và phát triển thịnh vượng. Từ năm 1585 khi chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa và Quảng Nam cùng con trai là chúa Nguyễn Phúc Nguyên mở mang đất đai, phát triển nền kinh tế Đàng Trong thì Hội An trở thành một thương cảng nổi tiếng quốc tế sầm uất của cả nước và cả khu vực Ðông Nam Á thời bấy giờ.Từ cuối thế kỷ 19, do chịu sự tác động của nhiều yếu tố bất lợi, “cảng thị thuyền buồm” Hội An dần dần suy thoái và mất hẳn, nhường vai trò lịch sử của mình cho ” cảng thị cơ khí trẻ” ở Ðà Nẵng. Nhưng cũng nhờ đó, Hội An đã tránh khỏi được sự biến dạng của một thành thị trung – cận đại dưới tác động của đô thị hóa để bảo tồn, gìn giữ cho đến ngày nay là một quần thể kiến trúc đô thị cổ hết sức độc đáo, tuyệt vời.
Trong suốt 117 năm kháng chiến chống ngoại xâm (1858 – 1975), hàng nghìn người dân Hội An đã phải ngã xuống vì sự độc lập và thống nhất đất nước. Vào ngày 22/8/1998, Hội An vinh dự được nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân”.
Hơn một năm sau, ngày 4 tháng 12 năm 1999, Tổ chức UNESCO đã ghi tên Hội An vào danh mục các di sản Văn hóa thế giới.
Vào ngày 24/8/2000 Hội An rất tự hào với danh hiệu cao quý “Di sản Văn hóa thế giới”. Trước vinh dự lớn đó, Hội An đã, đang và sẽ vẫn là một quần thể kiến trúc cổ, một đô thị cổ của Việt Nam và thế giới.
Xem thêm: 5 lý do du khách cả nước nên đi du lịch Đà Nẵng 1 lần trong đời