Thật vậy, bởi nếu dùng tô cao lầu làm tâm, xoay một vòng văn hóa, lịch sử và địa lý, có thể đi cả Hội An, cả Quảng Nam và cả Việt Nam. Cao lầu không còn đơn thuần là một món ăn ngất ngây hồn du khách mà đã trở thành một biểu tượng văn hóa của vùng đất di sản này. Về ăn một tô cao lầu trong hành trình du lịch Quảng Nam để “nghe hồn trong văn hóa, cảm hồn trong lịch sử”, nghe hạnh phúc chảy tràn và nghe Hội An lên tiếng.
D2tour luôn hân hạnh được đồng hành cùng quý khách trên cung đường khám phá những đặc sản ẩm thực Quảng Nam, đặc biệt là ghé đến với phố cổ Hội An, lắng mình và thưởng thức một "bầu trời ẩm thực" tuyệt vời!!!
Cho đến tận bây giờ, cái tên và nguồn gốc của món ăn này vẫn làm người ta tranh cãi. Như một đứa con ngoài giá thú, cao lầu được cho là giống một món ăn của người Trung Hoa nhưng người Hoa lại không công nhận nó, còn người Nhật Bản lại nghĩ nó giống món mì Udon của mình. Thế nhưng, chỉ cần nhìn tô cao lầu ngon lành trước mắt, người ta quên phắt đi những bàn cãi về nguồn gốc, chỉ xoay quanh tô cao lầu với màu sắc đậm đà cùng hương vị thơm ngon của nó mà thôi.
Cùng với bản chất của mình, cao lầu xứng đáng được vinh danh trên nhiều tạp chí uy tín về ẩm thực thế giới, và sự thực là như vậy. Người Hội An rớt nước mắt khi thấy tô cao lầu đầu ngõ của mình xuất hiện trên báo Anh, báo Mỹ, và cái tên Cao Lầu vang vang trên môi bạn bè quốc tế. Có thể nói, sợi cao lầu chính là sợi dây văn hóa nối liền những tâm hồn yêu món ngon trên khắp thế giới, để họ gặp lại ở Hội An với tâm thế một người khám phá- một người tò mò và cần thỏa mãn sự tò mò của mình bằng một bát cao lầu phố cổ.
Có thể bạn quan tâm: Tour du lịch Bà Nà Hội An trong ngày
Với sự nổi tiếng của mình, cao lầu “tham gia” vào nhiều cuộc viễn du sang đất khách. Đến Sài Gòn, ở Paris hay London, người ta đều có thể ăn cao lầu. Nhưng cao lầu muốn ngon đúng điệu phải được nấu bằng một bí quyết riêng ai cũng biết nhưng ít người nấu ngon được: gạo làm sợi cao lầu phải được ngâm bằng tro của một loại cây trên đảo Cù Lao Chàm- một đảo cách biển Cửa Đại- Hội An tầm 15km; nước xay gạo phải được múc lên từ giếng nước Bá Lễ mát lạnh và trong veo mới cho ra sợi mi dai ngon đúng chuẩn.
Một tô mì ngon được quyết định bằng chất lượng của nước dùng (hay còn gọi là nước nhưn). Nhưn cao lầu chính là thịt xíu- một loại thịt được làm từ thịt nạc heo cỏ xắt nhỏ rim cho thật đậm vị. Những sợi mì ngà ngà nằm ngoan ngoãn trong tô cao lầu, trên điểm thêm thịt xíu màu vàng nâu đường cháy, vài sợi giá tươi được trụng qua nước sôi điêu luyện, nhúm rau xanh từ làng rau Trà Quế, điểm thêm những hạt đậu phộng vàng tươi- một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời mà không ai nỡ chối từ cơ hội thưởng thức.
Một đũa mì chứa đủ hương tinh túy từ cái dẻo dai của gạo, mặn vừa phải của thịt xíu, ngọt của giá, của rau và bùi bùi của đậu phộng cùng cay cay của ớt làm người ta mê say, người ta quên hết sự đời, quên cả sự tranh cãi vừa qua và quên luôn sự tò mò về cái tên cao lầu lạ tai kia.
Ngày nay, người ta dễ dàng bắt gặp cao lầu xuất hiện trên một quán ăn ở bất kì một mảnh đất nào. Cao lầu phổ biến như phở, như bún bò Huế - là một món đặc sản của Việt Nam. Thế nhưng, muốn ăn một tô cao lầu ngon đúng chuẩn, xin hãy về với phố cổ Hội An. Thưởng vị văn hóa trong một tô cao lầu tại hành trình du lịch Hội An, tại sao không?
Hãy cùng D2tour thực hiện ngay một chuyến du ngoạn đến với phố cổ Hội An, cùng cảm nhận vẻ đẹp thanh bình nơi đây, cùng với nét ẩm thực độc đáo được thể hiện qua từng món ăn, và đó chính là niềm tự hào của người dân địa phương mang đến với du khách bốn phương.